Facebook và Google có thể rút khỏi Việt Nam vì quy định mới này?
Dự thảo Luật An ninh mạng do Bộ Công an xây dựng vừa nhận được góp ý từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với nhiều ý kiến không tán đồng với nội dung cơ quan soạn thảo đưa ra.
Facebook và Google sẽ rút khỏi Việt Nam?
Trong văn bản góp ý của VCCI gửi Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội mới đây, VCCI phản ứng khá mạnh về Khoản 4 Điều 34 trong Dự thảo Luật An ninh mạng trong nội dung yêu cầu doanh nghiệp (DN) nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam. Dự thảo này được dự kiến thông qua vào tháng 6/2018. Và sau đó, nếu không thực hiện việc "đặt cơ quan đại diện, đặt máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam" thì các đơn vị như Facebook, Google, Youtube sẽ không được lưu thông tại Việt Nam.
Theo Dự thảo Luật an ninh mạng, Facebook, Google… phải có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam tại Việt Nam
VCCI cho rằng, điều kiện này hiện trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đồng thời, nếu quy định này bắt buộc DN thì họ sẽ phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh.
An ninh mạng quốc gia là trên hết
Thực tế hiện nay, sự phụ thuộc của người dùng vào Facebook, Google được thể hiện rất rõ. Hầu hết người dùng Internet tại Việt Nam đều sử dụng ít nhất một dịch vụ do Google cung cấp.
Hơn chục triệu người dùng đang sử dụng các ứng dụng của Facebook. YouTube của Google còn phổ biến hơn nhiều kênh truyền hình tại Việt Nam…
Tuy nhiên, kèm theo đó là những phát sinh tiêu cực ngày càng lớn như: tin giả, lừa đảo, xúc phạm lãnh đạo, chống phá Nhà nước, tuyên truyền văn hóa tiêu cực… gây khó khăn rất lớn cho cơ quan quản lý cũng như ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chung của đất nước.
Đó là chưa kể lĩnh vực an ninh mạng ngày càng đóng vai trò sống còn đối với đất nước trong cuộc cách mạng 4.0.
Do đó, theo ông Nguyễn Hồng Văn, Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin, quy định này là cần thiết nếu xét từ góc độ an ninh mạng quốc gia.
Ông Văn cho rằng hiện nay Facebook hay Google đã trở thành những dịch vụ như “cơm bữa” đối với rất nhiều người dân Việt Nam.
“Điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân, vị trí, thói quen của người dân Việt Nam bị thu thập phục vụ mục đích của kẻ xấu thông qua các dịch vụ nêu trên, trong khi chúng ta chẳng hay biết và cũng không quản lý được gì? Giả sử chẳng may có một cuộc chiến tranh mạng tấn công Việt Nam từ những sơ hở nêu trên, hậu quả là khôn lường vì chúng ta không nắm được tình hình. Do vậy, theo tôi, quy định này là cần thiết để cơ quan quản lý kiểm soát các dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam. Nó là nền tảng để Nhà nước có thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc đảm bảo an ninh mạng quốc gia”, ông Văn nhận định.
Chính sách nào khiến Facebook và Google phải rút khỏi Việt Nam?
Cụ thể, VCCI trích dẫn quy định tại Khoản 4 Điều 34 của Dự thảo Luật An ninh mạng: “Các DN nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…”.
Trụ sở Google khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore – Ảnh: N.T.A.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng: Trong cam kết của WTO mà Việt Nam tham gia cuối năm 2006, dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Cam kết trong EVFTA mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự.
“Như vậy, quy định về việc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam tại khoản 4 Điều 34 của Dự thảo là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam”, Văn bản gửi Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của VCCI cho biết.
Ngoài WTO, EVFTA, VCCI cũng dẫn chiếu quy định về Thương mại điện tử tại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết tháng 02 năm 2016, trong đó đề cập: “Không Bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó”.
VCCI cho hay: “Mặc dù TPP chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nhưng Việt Nam và 10 nước còn lại trừ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, VCCI cho rằng cần hết sức cân nhắc và không nên đặt ra quy định pháp luật trong nước đi ngược lại hướng của TPP”.
Vì sao Facebook và Google sẽ ngừng hoạt động ở Việt Nam?
Theo một số chuyên gia, nếu các quy định trên được áp dụng, các nhà cung cấp dịch vụ như Google (gmail, Drive, Google Plus, Youtube…), Facebook, Yahoo (yahoo mail), Skype, Viber… đều sẽ phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh.
Một số nhà cung cấp dịch vụ cho biết, khả năng cao là họ thà bỏ thị trường Việt Nam chứ không chấp nhận đặt máy chủ tại Việt Nam. Lúc đó Việt Nam có thể sẽ không còn Gmail, Facebook, Youtube…
Trái với cam kết quốc tế
Theo lý giải của Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI), “quy định đặt cơ quan đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, trong cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể, nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam.
Cam kết trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự”.
“Như vậy, quy định về việc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam tại Khoản 4, Điều 34 của Dự thảo là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam”, Đại diện VCCI nhấn mạnh.
Hơn nữa, theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó chủ tịch VCCI, về việc đặt máy chủ, trong nội dung Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết tháng 2-2016, Chương Thương mại điện tử, Khoản 2, Điều 14.13 (địa điểm của hạ tầng công nghệ thông tin) quy định: “Không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng của chương này được sử dụng, hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình nhằm xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó”.
“Hiện nay, dù TPP chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nhưng Việt Nam và 10 nước còn lại, trừ Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, VCCI cho rằng cần hết sức cân nhắc và không nên đặt ra quy định pháp luật trong nước đi ngược lại hướng của TPP”, đại diện VCCI kiến nghị.
Nguồn: https://tuoitre.vn/facebook-google-co-bo-viet-nam-vi-quy-dinh-dat-may-chu-20171103081017591.htm
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét